Những bước đầu tiên khi mở cửa hàng sữa

Cửa hàng của bạn sẽ có tên là gì?

Khi lập kế hoạch mở cửa hàng sữa, việc đặt tên cho nó là việc hết sức quan trọng. Dù bạn có đặc biệt yêu thích một cái tên nào đó nhưng hãy lưu ý đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác để khi khách hàng gõ tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải tìm lọc nó ra giữa những cái tên tương tự khác.

Bạn sẽ bán cho ai?

Sau khi đặt tên cho cửa hàng, chúng ta hãy qua bước xác định khách hàng. Bạn phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai.

Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người kinh doanh, tuy nhiên xưa nay ông cha ta có câu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” cho nên khi mới bắt đầu thì ta không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi một sự thật nghiệt ngã là bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi.

Bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán sữa cho trẻ em hay mẹ bầu, cho người già hay người ăn kiêng,… Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này,…

Xem xét các đối tượng cạnh tranh và nhu cầu khách hàng

Nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc

Bạn hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, để từ đó rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop. Và nhờ đó ta cũng xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần.

Sữa là một loại sản phẩm đặc thù, dù cho cửa hàng của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi đối tượng đều là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng. Với những yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, ngoại hình,… sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm.

Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường

Bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành sản xuất sữa để có thêm kiến thức tư vấn, tìm kiếm dò hỏi các nguồn nhập sữa uy tín. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho cửa hàng của bạn. Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các trang phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.

Hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích cho công việc mở cửa hàng sữa. Hãy xem tiếp những bài viết sắp tới để giúp bạn tới gần thành công hơn nhé!

hoạt động nổi bật

Bài viết mới