Glucose là một loại đường cần thiết để sản xuất năng lượng và thực hiện đúng chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhưng lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây hại. Hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của glucose, về bệnh tiểu đường, và về tác động của việc có lượng glucose cao hoặc thấp trong máu của bạn nhé!
Đường glucose là gì?
Glucose là một carbohydrate đơn giản nhất (monosaccarit). Glucose có công thức phân tử là C6H12O6 tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng. Trong dung dịch, chúng chỉ ở dạng vòng 6 cạnh gồm dạng \alpha và \beta. Đây là chất kết tinh, không màu, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, nóng chảy ở 146 độ C (dạng \alpha ) và 150 độ C (dạng \beta). Glucose có trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, quả chín. Đặc biệt nó có trong quả nho chín một lượng lớn nên glucose còn được gọi là đường nho. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật.
Glucose là nguồn năng lượng chính và quan trọng nhất đối với hầu hết các cơ thể sống. Tất cả các tế bào của con người sử dụng glucose cho nhu cầu năng lượng của họ. Trong đó não bộ sử dụng nhiều nhất và trong lúc đói có thể chiếm tới 80% lượng glucose tiêu thụ trong toàn cơ thể. Glucose huyết thanh là số lượng glucose trong máu.
Nồng độ glucose trong máu (glucose huyết thanh) được duy trì trong một phạm vi hẹp thông qua hoạt động của các hormone khác nhau (tức là insulin và glucagon) và các cơ chế (tức là tạo gluconeogenesis, glycogenolysis và glycolysis). Glucose có thể được đo trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng mẫu máu hoặc bằng máy đo glucose sử dụng dải phản ứng.
Nguồn cung cấp glucose cho cơ thể
Glucose trong cơ thể đến từ hai nguồn khác nhau. Một là thông qua thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ, chủ yếu là carbohydrate, và thứ hai là thông qua sản xuất bên trong cơ thể (sản xuất glucose nội sinh).
Nguồn thực phẩm
Carbs là nguồn chính của glucose. Carbs thường chiếm 45-65% tổng lượng calo hàng ngày. Tùy thuộc vào chế độ ăn uống cụ thể mà tỷ lệ phần trăm này sẽ thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống. Ví dụ như trong chế độ ăn keto tuân thủ theo nguyên tắc ăn nhiều chất béo và hạn chế carbohydrate nên tỉ lệ này chiếm ít hơn 10% trong chế độ ăn. Khi được tiêu hóa, carbs sẽ được phân hủy thành glucose trong cơ thể.
Tiêu hóa Carbohydrate
Đầu tiên quá trình tiêu hóa carbohydrate được bắt đầu trong miệng bởi một enzym nước bọt (amylase). Sau đó quá trình tiêu hóa tiếp tục diễn ra trong dạ dày và ruột bởi nhiều loại enzym từ ruột và tuyến tụy. Các carbs phức tạp sẽ bị phân hủy thành các dạng đơn giản hơn (như monosaccharide) và sau đó được hấp thụ qua ruột non vào máu, như vậy nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Sau khi hấp thụ, glucose đi qua tĩnh mạch cửa vào gan – đây là nơi nó được lưu trữ dưới dạng glycogen. Glycogen là một nguồn dự trữ các phân tử đường glucose và là nguồn cung cấp glucose cho cơ thể chúng ta trong những lúc cần thiết.
Carbs phức tạp và carbs đơn giản
Có hai loại carbohydrate chính: phức tạp và đơn giản.
Vì cấu trúc có ít liên kết hơn nên thời gian để các enzym cần phá vỡ sẽ ít hơn, tiêu hóa carbohydrate đơn giản sẽ nhanh hơn và làm tăng nhanh lượng glucose trong máu. Chúng thường có trong kẹo, đồ uống có ga, nước hoa quả, mật ong và đường ăn thông thường.
Carbohydrate phức hợp là sự kết hợp của nhiều loại đường liên kết với nhau và mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa (vì cấu trúc có nhiều liên kết hơn nên thời gian cho các enzym cần phải phá vỡ sẽ lâu hơn). Những nguyên nhân này gây ra sự gia tăng dần dần lượng đường trong máu, và loại carbs phức tạp này thường có trong các thực phẩm như táo, bông cải xanh, đậu lăng, rau bina và gạo lứt.
Từ đó, một điều đương nhiên mà chúng ta dễ dàng thấy được đó là carbs phức tạp tốt cho sức khỏe hơn. Điều này là do tác dụng dần dần của chúng trên đường huyết của cơ thể.
Sản xuất Glucose nội sinh
Sự phân hủy glycogen (còn được gọi là Glycogenolysis)
Trong thời gian nhịn ăn, glucose được giải phóng từ kho dự trữ trong gan, glycogen (glycogenolysis). Glycogen chứa một lượng glucose dồi dào có thể bị phân hủy bởi các enzym và được giải phóng vào máu. Quá trình này được kích hoạt khi glucose huyết thanh quá thấp.
Mặc dù rất nhiều glycogen được lưu trữ trong cơ, nhưng nó chủ yếu được sử dụng như một nguồn năng lượng khi chúng ta tập luyện với cường độ cao. Khi tất cả glycogen trong cơ được sử dụng hết, glucose mới sẽ được cơ hấp thụ sau bữa ăn để tiếp tục tạo ra các kho dự trữ mới.
Sản xuất Glucose mới ( còn được gọi là Gluconeogenesis)
Trong thời gian dài hạn mà chúng ta nhịn ăn, nguồn dự trữ glycogen sẽ bị cạn kiệt và việc sản xuất glucose mới (gluconeogenesis) trở thành nguồn chủ yếu của glucose. Gan và thận sẽ là các cơ quan chính liên quan đến quá trình sản xuất glucose nội sinh này (EGP).
Gan sẽ đảm nhiệm sản xuất glucose từ fructose, lactate, axit amin và glycerol qua gluconeogenesis đường. Glucose sau đó được giải phóng vào máu, làm tăng glucose huyết thanh. Tương tự như sự phân hủy glycogen ở trên thì con đường này cũng được kích hoạt khi nồng độ glucose huyết thanh quá thấp.
Lớp bên ngoài của thận cũng có thể tạo ra glucose (từ lactate, glutamine, glycerol và alanin) và giải phóng vào máu.
Glucose trong cơ thể hoạt động như thế nào
Cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ra tín hiệu điều khiển tuyến tụy tiết ra isulin để đối phó với glucose, giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng. Sau khi được tiêu hóa và hấp thụ qua thành ruột, glucose sẽ được phân phối đến các mô khác nhau của cơ thể. Chúng ta có thể coi glucose gần như là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho não, ngoại trừ trường hợp chúng ta bị tình trạng đói kéo dài. Nó đồng thời cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng cho các cơ và hầu hết các cơ quan chính.
Glycolysis
Theo các nghiên cứu thì hầu hết các sinh vật sống dựa vào quá trình đường phân như một cách để biến đổi glucose thành nhiên liệu. Điều này liên quan đến sự phân hủy glucose, giải phóng năng lượng (dưới dạng ATP, adenosine triphosphate) mà các tế bào có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Quá trình này rất quan trọng đối với chức năng tế bào tối ưu.
Con đường Pentose Phosphate (PPP)
Một số glucose cũng được sử dụng để tạo ra một loại đường biến tính (pentose phosphate) trong con đường pentose phosphate (PPP). Pentose phosphate cung cấp:
- NADPH , một phân tử tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và chống oxy hóa
- Ribose-5-phosphate, tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nó giúp sản xuất các phân tử khác tham gia vào quá trình sản xuất DNA và RNA
Đường làm tăng lượng mỡ trong cơ thể – nguy cơ dẫn đến béo phì
Lượng carbohydrate dư thừa từ chế độ ăn uống của ta làm tăng sự lưu trữ chất béo trong cơ thể thông qua việc chuyển đổi đường thành chất béo và ít phân hủy chất béo hơn. Glucose dư thừa trong cơ thể được chuyển hóa thành chất béo (axit béo) trong gan. Sự phân hủy chất béo này sẽ không xảy ra khi cơ thể chúng ta có đủ năng lượng liên tục được nạp vào từ các nguồn khác (trong trường hợp này là carbs).
Glucose và insulin
Đường huyết cần được duy trì trong một giới hạn nhất định để tránh các biến chứng về sức khỏe. Insulin và glucagon đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng glucose. Cả hai đều được tạo ra bởi tuyến tụy.
Mức đường huyết thường tăng sau bữa ăn, điều này làm giải phóng insulin. Hormone này làm tăng lượng glucose mà tế bào hấp thụ. Glucose sau đó có thể được lưu trữ (dưới dạng glycogen hoặc chất béo ) hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu, loại bỏ nó khỏi máu.
Khi lượng đường quá thấp, chẳng hạn như lúc đói hoặc giữa các bữa ăn, glucagon sẽ tham gia. Hormone này làm tăng sự phân hủy dự trữ (glycogenolysis) và sản xuất glucose mới (gluconeogenesis), làm tăng mức glucose trong máu.
Khi insulin được giải phóng, sau khi ăn một bữa ăn, quá trình giải phóng glucagon bị chặn lại. Đây là cách cơ thể cân bằng tác động trái ngược của hai loại hormone này; insulin cần thiết sau bữa ăn, và glucagon khi đói, nhưng chúng không bao giờ được giải phóng cùng một lúc.
Khi hoạt động trong cơ thể, glucose không thể đi vào tế bào nếu không có sự hỗ trợ của insulin và các protein vận chuyển. GLUT là họ protein vận chuyển cho phép glucose đi qua màng tế bào và đi vào tế bào. Sự hoạt hóa của các protein vận chuyển này phụ thuộc vào insulin.
Trong quá trình lọc nước tiểu, thận sẽ tái hấp thu và giải phóng glucose trở lại máu. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao, các chất vận chuyển không thể tái hấp thu đủ nhanh glucose và nó sẽ bắt đầu xuất hiện trong nước tiểu. Điều này thường gặp ở bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường: Khi tuyến tụy của một số người hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ của nó như là không sản xuất insulin như bình thường thì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Khi đó bệnh nhân cần các biện pháp tác động từ bên ngoài như tiêm insulin để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác nữa để dẫn đến bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Trong trường hợp này, gan không nhận ra sự tồn tại của insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones – chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc khi tích tụ ở số lượng lớn.
Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Theo American Diabetes, người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường bao gồm những yếu tố sau đây:
- Người thừa cân, béo phì hoặc không thường xuyên hoạt động thể chất
- Người có người thân (độ một hoặc độ hai) mắc bệnh tiểu đường
- Thuộc một chủng tộc / dân tộc nhất định (người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người châu Á / người dân đảo Nam Thái Bình Dương)
- Cơ thể có dấu hiệu kháng insulin hoặc các tình trạng liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như huyết áp cao (tăng huyết áp), cholesterol tốt thấp và / hoặc chất béo trung tính cao (bị rối loạn lipid máu) và mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Bị tiểu đường trong thai kỳ (tiểu đường thai kỳ)
Ảnh hưởng sức khỏe của lượng đường cao và bệnh tiểu đường
1) Thiệt hại bình máu
Lượng glucose cao trong cơ thể làm hỏng lớp lót bên trong của mạch máu. Điều này là do lượng glucose cao làm tăng các hợp chất gây tổn thương (phản ứng oxy hóa, CRP ) và các hợp chất gây viêm (cytokine), và làm cho các mạch khó giãn ra hơn (thông qua việc khử NO).
Kết quả là căng thẳng oxy hóa trong mạch máu gây viêm. Protein và bạch cầu tích tụ, làm cứng mạch máu, và cuối cùng dẫn đến hình thành các mảng làm tắc nghẽn dòng máu ( còn gọi là xơ vữa động mạch). Đây là nguyên nhân căn bản của bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim và các rối loạn mạch máu khác – biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 2. Thậm chí ngay cả trong phạm vi không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2) Tổn thương dây thần kinh
Bệnh thần kinh do tiểu đường xảy ra khi lượng glucose cao gây tổn thương thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường. Glucose cao làm tăng tình trạng viêm ở dây thần kinh, dẫn đến tê, đau nhẹ ở chân và bàn chân hoặc các vấn đề về tiêu hóa, tiểu tiện và chức năng tim.
Một biến chứng phổ biến của bệnh thần kinh do đái tháo đường còn được gọi là bàn chân đái tháo đường, với các vết loét, nhiễm trùng và ít cảm giác hoặc không có cảm giác ở bàn chân hoặc chân. Mất cảm giác ở bàn chân có thể dẫn đến nhiều chấn thương và vết thương hở hơn, trong khi phản ứng miễn dịch thấp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường khiến việc chống lại nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
3) Tổn thương thận
Tổn thương thận (bệnh thận) là một biến chứng phổ biến khác của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh vi trong thận. Tổn thương nặng có thể gây suy thận và thậm chí là bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc máu và ghép thận.
3) Hệ thống miễn dịch suy yếu
Đường huyết cao làm suy giảm các tế bào bạch cầu (người ta gọi là bạch cầu trung tính), giảm hoạt động chống oxy hóa và giảm khả năng miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ rối loạn da và nhiễm trùng.
4) Chứng mất trí nhớ
Sa sút trí tuệ bap gồm mất trí nhớ, suy giảm chức năng não và hoạt động nhận thức thấp.
Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp, bệnh tiểu đường có liên quan đến:
- Tăng 73% nguy cơ mắc tất cả các loại sa sút trí tuệ,
- Tăng 56% nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer,
- Tăng 127% nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu
Sa sút trí tuệ mạch máu là sự suy giảm các kỹ năng tư duy do lượng máu lên não bị giảm hoặc bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
5) Khiếm thị hoặc thính giác
Bệnh võng mạc tiểu đường (tổn thương các mạch máu trong võng mạc) là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, và là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa ở người trong độ tuổi lao động. Chất lỏng tích tụ trong mắt (phù hoàng điểm do tiểu đường) cũng gây mất thị lực ở những người bị tiểu đường. Người mắc tiểu đường nên thường xuyên theo dõi và kiểm soát cả đường huyết và huyết áp để có thể ngăn ngừa mù lòa.
Trong một nghiên cứu trên 199 bệnh nhân tiểu đường (loại 2) thì đã có 108 bệnh nhân (54,3%) bị hội chứng khô mắt . Đây là tình trạng gây kích ứng và mờ mắt.
Suy giảm thính lực cũng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể do ảnh hưởng của lượng glucose cao lên các mạch máu và dây thần kinh trong tai.
6) Loãng xương
Trong một phân tích tổng hợp, cả hai loại bệnh tiểu đường đều làm tăng nguy cơ gãy xương hông. Trong bệnh tiểu đường loại 2, mật độ xương tăng lên, trong khi nó giảm ở bệnh tiểu đường loại 1.
7) Bệnh tâm thần
Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ cao bị trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống.
Nếu bạn bị tiểu đường và đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các chuyên gia và bác sĩ.
8) Ung thư
Các nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ gan, lá lách, tử cung, đại tràng / trực tràng, vú, và bàng quang ung thư. Trong một nghiên cứu trên 1,3 triệu người Hàn Quốc, ung thư phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường và / hoặc mức đường huyết cao.
Ngoài ra, một phân tích tổng hợp (trong số 23 nghiên cứu) cho thấy rằng những người bị cả tiểu đường và ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn những người chỉ bị ung thư đơn thuần.
Giảm cân ở người đái tháo đường
Khi cân nặng của bạn giảm bị động (bạn không hề có mục đích giảm cân) thay vì cảm thấy vui mừng thì bạn nên thận trọng hơn. Vì một sự thật thực tế về tình trạng bạn bị giảm cân ngoài ý muốn là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề cần phải gặp bác sỹ khám và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
1. Giảm cân đột ngột – một triệu chứng của bệnh tiểu đường
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, vì insulin không đủ nên nó sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Do đó cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng và đồng thời việc này đã làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể. Giảm cân đột ngột thường được thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 hơn loại 2.
Nếu cơ thể chúng ta giảm hoặc tăng một vài cân có thể là hiện tượng bình thường và rất dễ nhận biết nếu bạn không có ý định chủ động giảm cân. Nhưng khi giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
2. Giảm cân có thể sẽ giúp bệnh thuyên giảm
Khi người bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm cân cùng với xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh tiểu đường thuyên giảm. Khi bạn bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2, biện pháp giảm cân sẽ hạ đường huyết giúp bạn cải thiện sức khỏe.
Chúng ta đều biết tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Nếu người bệnh muốn giảm cân thì trong quá trình này phải được bác sĩ theo dõi sát sao về lượng đường và insulin trong máu kết hợp cùng thuốc điều trị. Những bệnh nhân đái tháo đường loại 2 giảm khoảng 4-5kg sẽ có lợi cho sức khỏe như: giảm hạ đường huyết, hạ huyết áp, mức cholesterol tốt hơn, giảm căng thẳng ở hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân, đồng thời tâm trạng sẽ thoải mái hơn.
Giảm cân sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhưng câu chuyện ở đây là nên lưu ý cân bằng phù hợp giữa bệnh tiểu đường và giảm cân để phù hợp với từng cá thể khác nhau. Bạn nên kiểm soát chặt chẽ thường xuyên lượng đường trong máu của bạn trong quá trình giảm cân.
Bên cạnh đó cũng hãy kiểm soát lượng thức ăn được nạp vào cơ thể, theo tính toán, những người mắc bệnh tiểu đường nên cắt giảm 500 calo mỗi ngày, và protein, carbohydrate và chất béo là các chất cần cắt giảm. Carbs có tác động lớn nhất đối với lượng đường trong máu. Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ tốt hơn nhiều so với các loại carb có đường hoặc tinh bột, bởi vì chúng ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu và nhanh chóng được tiêu hóa.
3. Cải thiện bệnh tiểu đường bằng cách tập thể dục đều đặn và đúng cách
Tập thể dục giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định và cân bằng. Bạn cũng có thể giảm cân nếu tập thể dục thường xuyên.
Hoạt động thể chất vật lý giúp đốt cháy cả đường trong máu và đường được lưu trữ trong cơ và gan. Nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi bạn bắt đầu tập thể dục nếu bạn sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác. Đồng thời hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về việc giảm liều thuốc và insulin trong khi bạn tập thể dục thường xuyên.
Bên cạnh việc tập luyện chăm chỉ, bạn cũng nên quan tâm song song đến chế độ dinh dưỡng bằng cách mang theo đồ ăn nhẹ như trái cây không quá ngọt, bánh quy giòn không đường, nước trái cây và soda không đường trong mỗi buổi tập. Không phải buổi tập nào cũng giống nhau, mỗi loại bài tập sẽ đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khác nhau.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường huyết là lượng glucose trong máu, được vận chuyển từ gan hoặc ruột đến các tế bào để chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể. Chỉ số đường huyết là con số cho thấy tốc độ gia tăng của nồng độ đường trong máu khi cơ thể hấp thụ thực phẩm, nhất là các loại có nhiều đường như cơm, sữa, bún, phở,…
Chỉ số đường huyết có tên tiếng Anh là Glycemic Index (GI). Đây là một trong những thông số quan trọng để giúp các chuyên gia cùng bác sĩ cũng như chúng ta có thể chẩn đoán, đánh giá bệnh tiểu đường. Nó thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hay millimoles trên liter (mmol/L). Cách chuyển đổi đơn vị như sau:
- Từ mg/dL sang mmol/L: chia cho 18
- Từ mmol/L sang mg/dL: nhân với 18
Ở thực phẩm, chỉ số GI được phân thành 3 cấp độ là thấp, trung bình và cao. Những thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa đường glucose dễ hấp thu, sau khi chúng ta ăn vào, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt một cách nhanh chóng rồi giảm ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ khiến lượng đường huyết tăng một cách từ từ, đều đặn và cũng giảm xuống chậm rãi. Điều này giúp cho năng lượng được giữ ở mức ổn định, tác động tốt hơn cho sức khỏe con người.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?
Chỉ số đường huyết được đo lường thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose, xét nghiệm Hemoglobin (HbA1c) hoặc đo theo phương pháp thông thường. Đây là phương pháp có thể thực hiện tại nhà bằng cách đo và đối chiếu đường huyết của mình với chỉ số chuẩn tại 3 thời điểm là lúc đói, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Theo Hiệp hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn phải đảm bảo như sau:
- Từ 90 – 130 mg/dL (tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/L) lúc đói.
- Thấp hơn 180 mg/dL (tương ứng với 10mmol/L) sau khi ăn.
- Từ 110 – 150 mg/dL (tương ứng với 5,0 – 8,3mmol/L) trước khi đi ngủ.
Trong đó, đường huyết lúc đói được đo vào buổi sáng sau khi nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy những người có chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng 70 – 92 mg/dL là những người không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm hoặc lâu hơn. Đường huyết sau khi ăn phải được đo tại thời điểm 2 giờ sau khi ăn.
Ngoài ra, chỉ số đường huyết được xem là bình thường ở 2 phương pháp trước là:
- Xét nghiệm dung nạp glucose: Được kiểm tra sau khi uống 75gr glucose, mức đường huyết dưới 200 mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L) là bình thường.
- Xét nghiệm HbA1c: Đường huyết dưới 48 mmol/mol (tương đương 6,5%).
Ảnh hưởng sức khỏe của Glucose thấp (Hạ đường huyết)
Hạ đường huyết, hoặc lượng glucose rất thấp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Đây là một trạng thái rất nguy hiểm có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian của nó. Như đã nói tới, não bộ dựa vào glucose để hoạt động. Mức độ glucose rất thấp, lâu dài có thể làm hỏng chức năng nhận thức, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Hạ đường huyết thường có thể được ngăn ngừa bằng cách theo dõi đường huyết thường xuyên, cũng như phù hợp với lối sống và chế độ thuốc, chế độ dinh dưỡng của bạn.
1) Tổn thương não
Glucose là nhiên liệu cho não hoạt động. Cung cấp không đủ glucose theo thời gian sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
2) Bệnh tim
Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh tim thậm chí còn cao hơn ở những người bị hạ đường huyết nghiêm trọng.
Hạ đường huyết cấp tính kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy (hệ thần kinh giao cảm), giải phóng epinephrine. Điều này làm tăng nhịp tim và huyết áp, có thể đặc biệt nguy hiểm cho những bệnh nhân có tiền sử tai biến.
3) Khiếm thị
Hạ đường huyết có thể gây rối loạn thị giác ở những người mắc bệnh tiểu đường và có liên quan đến tầm nhìn, chóng mặt hoặc nhìn bị mờ không rõ và mất độ nhạy tương phản.
Hạ đường huyết cũng làm cho mắt của bạn nhạy cảm hơn, làm giảm phản ứng của cơ mắt, và thường làm tổn thương và giết chết các tế bào trong mắt (rối loạn chức năng tế bào võng mạc, chết tế bào võng mạc và chết tế bào nón). Tất cả những yếu tố này có thể làm suy giảm thị lực nghiêm trọng, và thậm chí là tình trạng xấu nhất cho đôi mắt đó là có thể gây mù.
4) Đời sống tinh thần bị ảnh hưởng
Các đợt hạ đường huyết tái phát gây ra cảm giác bất lực, lo lắng và trầm cảm cho bệnh nhân và gia đình của họ.
Hạ đường huyết cấp tính có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng bao gồm cáu kỉnh, bướng bỉnh và nguy cơ trầm cảm.
Giảm hoặc tăng mức đường huyết
Nếu nồng độ glucose của bạn tăng hoặc giảm, điều quan trọng nhất là hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra glucose bất thường và điều trị các tình trạng cơ bản kịp thời.
Nếu bạn bị tiểu đường, tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải, bác sĩ có thể kê đơn theo dõi lượng đường trong máu, insulin và / hoặc các loại thuốc khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Việc tuân thủ liệu pháp điều trị và thay đổi lối sống và chế độ ăn uống do bác sĩ chỉ định sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng tiểu đường và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung của bạn.
Đường Vitanose
Đây là một loại đường có thể thay thế tốt hơn cho các loại đường thông thường.
Vitanose là một loại carbohydrate thông minh có nguồn gốc tự nhiên, cung cấp năng lượng carbohydrate đầy đủ như các loại đường khác (4kcal / g) và cung cấp một cách cân bằng hơn nhờ cấu hình đường huyết thấp. Bằng cách cải thiện quá trình oxy hóa chất béo trong quá trình hoạt động thể chất, nó kéo dài việc cung cấp năng lượng. Ngoài ra, nó là carbohydrate không cariogenic đầu tiên trên thế giới, được chứng nhận là thân thiện và không gây hại cho răng.
Vitanose xuất hiện tự nhiên trong củ cải đường và có một ít trong mật ong. Nó có liên kết phân tử và hương vị tương tự như sucrose nhưng có một ít thay đổi khiến nó khác biệt và nổi bật hơn. Đường này được tạo ra thông qua việc sắp xếp lại enzyme của liên kết glycosid giữa glucose và fructose từ một liên kết α-1.2 trong sucrose và liên kết α-1.6-glycosid. Liên kết phân tử mới của Vitanose ổn định hơn so với sucrose.
Vitanose có vị ngọt nhẹ, tự nhiên (khoảng 50% sucrose), không để lại bất kỳ dư vị gây khó chịu hay ngán nào sau đó. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho đường sucrose theo tỷ lệ 1: 1 và có thể dễ dàng kết hợp với các chất làm ngọt khác để đạt được một sự ngọt ngào độc đáo và phù hợp.
Vitanose còn là một loại đường có độ hút ẩm rất thấp. Nó hấp thụ và duy trì ổn định ở nhiệt độ 25 ° C và độ ẩm tương đối lên tới 85%. Nhờ tính hút ẩm thấp, nên nó là một loại bột chảy tự do, kết hợp hoàn hảo trong đồ uống bột và hỗn hợp. Nó thậm chí còn giúp giảm sự hấp thụ nước trong hỗn hợp so với các loại đường khác và do đó cũng giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị vón cục.
Vitanose có khả năng độ axit và quá trình ổn định cao hơn nhiều so với sucrose, có liên quan cao trong đồ uống thể thao, Vitanose có thể chịu được trong môi trường có độ độ pH ~3 mà ít bị thủy phân nếu so sánh với các loại đường khác. Vì vậy Vitanose có thời gian thẩm thấu qua niêm mạc ruột chậm, duy trì giúp tạo ra sự sảng khoái và bù nước cho đồ uống isotonic, hypo và hypertonic.
Ở Việt Nam hiện nay, đường Vitanose đã và đang được công ty Thực phẩm sạch Sài Gòn Sago Food ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm như sữa nghệ Hera Milk, Hera Slimfit, Keto Collagen với hương vị thơm ngon bổ dưỡng đem lại những lợi ích sức khỏe đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những nhóm người có hệ tiêu hóa không tốt, người thừa cân,…
hoạt động nổi bật
Heramilk vinh dự nhận giải thưởng Top 10 thương hiệu tiêu biểu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Ngày 24/4/2021 vừa qua đã diễn ra lễ công bố “Thương hiệu tiêu biểu châu...
Th5
Thông báo tìm đối tác – mời thầu – Hera Milk
Thông báo mời thầu: Công ty cổ phần cung ứng thực phẩm sạch Sài Gòn...
Th3
Thông báo giới thiệu mẫu Sữa nghệ Hera mới
Kính thưa quý khách; Hãng sữa Hera Milk biết ơn quý khách đã dành tình...
Th8
Trailer chương trình đón nhận huy hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2020
Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng cao là chứng nhận uy tín hàng đầu...
Th6
Bài viết mới
How to identify real Hera Nano Curcumin milk products in the Philippines
How to identify real Hera Nano Curcumin milk products in the Philippines? 1. Size Hera...
Th6
Gia công sữa hạt ở đâu tốt.
fdâsd fa fdâsd fa fdâsd fa fdâsd fa fdâsd fa fdâsd fa fdâsd fa...
DỊCH VỤ GIA CÔNG BỘT SỮA DÊ – ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, TIN CẬY MỖI NGÀY
BẠN ĐANG TÌM ĐƠN VỊ GIA CÔNG BỘT SỮA DÊ? BẠN ĐANG...
DỊCH VỤ GIA CÔNG SỮA HẠT – GIA CÔNG SỮA CHAY – GIA CÔNG SỮA THUẦN CHAY
Gần đây, sữa hạt, sữa chay, sữa thuần chay thực vật đang nổi lên như...
Những đơn vị cung cấp lon thiếc uy tín tại TP HCM
Danh sách đơn vị cung cấp lon thiếc uy tín tại TP HCM Công ty...
Th2
Top 7 Lưu Ý Khi Gia Công Sữa Bột
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và mức sống ngày càng khá...
Th1