Kế hoạch kinh doanh sữa cho người mới bắt đầu

Ý định kinh doanh sữa có đúng đắn không?

Sữa là một loại dưỡng chất rất cần thiết, đặc biệt là nó phù hợp với mọi đối tượng người sử dụng tùy theo thành phần có trong sữa. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn, theo ước tính mức tiêu thụ sữa trung bình của một người năm 2014 là gần 20 lít mỗi năm, đến năm 2020 là 28 lít, đạt tăng trưởng 9%. Điều này cho thấy kinh doanh sữa rất tiềm năng dẫn tới có vô số cửa hàng được mở ra liên tục trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, khi càng có nhiều cửa hàng mọc lên thì tỉ lệ cạnh tranh sẽ càng cao, nếu bạn muốn phát triển thì phải tìm được những bí quyết riêng. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn quan tâm đến các vấn đề như sữa giả, sữa thật, nhập lậu, giá cả, cách phục vụ và sự thuận tiện khi mua bán.

Vậy bạn nghĩ gì về việc mở một cửa hàng sữa an toàn với 100% nguồn sữa đảm bảo và uy tín? Hãy để chúng tôi từng bước giúp bạn mở đại lý sữa thành công.

Nhất định phải có kế hoạch lâu dài

Khi bạn thực sự có dự định mở shop bán sữa thì bạn phải thực sự đầu tư cho việc nghiên cứu và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sữa một cách cụ thể và chi tiết nếu không muốn cầm chắc 50% thất bại. Chính vì vậy, lập kế hoạch kinh doanh sữa là chìa khóa của cánh cửa thành công.

Như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh sữa đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ. Từ số vốn, đối tượng khách hàng, lựa chọn địa điểm bán, làm thế nào để tiếp thị cửa hàng hay làm thế nào để duy trì nó,… phải được tính toán trong bản kế hoạch kinh doanh sữa. Nếu bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê kinh doanh thì đừng tiếc thời gian, công sức để lên kế hoạch kinh doanh. Bởi nếu thiếu kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm hoặc chệch hướng.

Bắt tay vào kế hoạch

Đầu tiên hãy xác định các bước lớn và ghi lại vào bản kế hoạch, sau đó từ những bước lớn ấy ta lại tiếp tục chia thành từng bước nhỏ, như thế sẽ giúp ta cảm thấy rõ ràng rành mạch và dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ như:

Kế hoạch buôn bán cụ thể: 

  • Xác định khách hàng.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Xác định số vốn cần có.
  • Tìm hiểu các nơi nhập hàng giá tốt, chất lượng tốt.

Chọn địa điểm mở cửa hàng.

Thiết kế cửa hàng.

  • Nên trang trí cửa hàng như thế nào?
  • Mua sắm thiết bị phục vụ khách hàng.
  • Thuê và đào tạo nhân viên.
  • Bày bán sản phẩm ra sao cho phù hợp?

Những lưu ý bên lề:

  • Thời điểm mở cửa hàng.
  • Tạo sự chú ý cho khách hàng.
  • Kế hoạch marketing hiệu quả.
  • Tổ chức quảng cáo, ưu đãi trong các chương trình khuyến mãi.

Trên đây là bước đầu vạch ra những kế hoạch kinh doanh sữa thành công. Hãy theo dõi các bài viết sau của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết từng bước tiếp theo bạn nhé!

hoạt động nổi bật

Bài viết mới